Sự tích và thờ phụng Nguyễn_Phục

Sách “Thần tích Việt Nam” ghi: “Sau khi chiến thắng giặc Chiêm Thành trở về ngang cửa Thần Phù, gặp sóng to, gió lớn, biển động dữ dội khiến cho đoàn thuyền của nhà vua không thể qua đ­ược. Đêm đó nhà vua thao thức, tai nghe gió gào, sóng dậy, trằn trọc không sao ngủ được. Vua sực nhớ đoàn thuyền l­ương trễ hạn cũng là do sóng lớn gây ra. Trong lòng hối hận th­ương quan đốc l­ương bị thác oan...trong lúc mơ màng, vua thấy ông nhung trang chỉnh tề đứng trước gi­ường ngự tâu rằng:

"Kẻ hạ thần cảm ơn tri ngộ của bệ hạ nên dẫu thác linh hồn vẫn theo ra chiến trận, nay nhờ hồng phúc quốc gia, bệ hạ dẹp xong Chiêm hầu, hạ thần lại xin hộ giá khải hoàn".

Vua Lê chợt tỉnh, vừng đông đã hửng sáng, trông ra biển lặng sóng êm. Đại quân v­ượt biển trở về yên ổn. Vua Lê Thánh Tông truy phong Đốc lương quan Nguyễn Phục tước "Đông Hải Đại v­ương", lại hạ chiếu truyền cho thiên hạ, địa phương nơi nào ngày trước có nhà cửa của ông tại các làng xóm, thì cho dân rước sắc về lập đình thờ”. Phi Vận Tướng quân Nguyễn Phục đã được các làng xã vùng ven biển, đầm phá trong cả nước thờ cúng.

Tương truyền, Nguyễn Phục còn là thủy tổ của nghề chăn tằm. Nhiều làng quê ven các con sông lớn: sông Đáy, sông Nhuệ của tỉnh Hà Tây có nghề tằm tơ, canh cửi phát triển, cũng tôn vinh ông làm Thành hoàng của làng.

Hiện nay, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đang lưu 1 bản "Đông Hải Đại vương sự tích[1]" kể về sự tích của ông.